Bệnh Newcastle ở đà điểu

Theo các nghiên cứu thì Đà điểu chưa thấy mắc những bệnh hay gặp ở gà, vịt, gan như: Gumboros (Infections bursal diseasee), đậu gà (Foowl pox), Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (Infectionns leryngotracheitis), Bệnh Msrek… Chúng cũng chưa bao giờ thấy bị mắc các bệnh dịch tả vịt và hiếm gặp các bệnh về  ký sinh trùng trong đường tiêu hóa:  nhiễm cầu trùng, giun sán…

1. Bệnh Newcastle

newcastle ở đà điểu

Đà điểu mắc bệnh newcastle

1.1 Chẩn đoán bệnh Newcastle ở đà điểu  cũng giống như ở gà, khi mắc phải bệnh Newcastle đà điểu có biểu hiện những triệu chứng, bệnh tích và biến đổi hàm lượng kháng thể Newcastle trong máu.
– Triệu chứng:

+ Dấu hiệu tiêu chảy rất nặng, phân có mùi tanh, khắm và đà điểu uống nước rất nhiều.

+ Do bị rối loạn trung khu bộ phận hô hấp nên đà điểu  xuất hiện khó thở.

– Bệnh tích:

xuất-huyết-ruột-đà-điểu

xuất-huyết-ruột-đà-điểu

+ Viêm xuất huyết tràn lan ở bộ phận tiêu hóa, toàn bộ ở ruột non và ở ruột già xuất hiện điểm loét hình nón ngược (trên rộng dưới hẹp),  với nhiều mức độ sâu rộng khác nhau (nếu điểm mạch quản bị tắc nghẽn thì chi phối vùng niêm mạc ruột cũng rộng hẹp khác nhau).

+ Dạ dày tuyến có biểu hiện xuất huyết tại vị trí đỉnh lỗ tuyến (nơi mà tiết ra dịch vị).

+ Xuất huyết “manh tràng”. Nếu chúng ta mổ vùng giao nhau của ruột (đoạn hồi tràng) với manh tràng sẽ thấy xuất huyết mầu đen xẫm từng đám ở tại chức vách ngăn nổi lên vị trí niêm mạc.

+ Xuất huyết vị trí dưới da: thường chúng ta chỉ cần quan sát khu vực hậu môn hoặc vùng da mỏng khác thấy xuất huyết li ti hoặc thành vệt màu đỏ thẫm hoặc đen xẫm.

+ Xét nghiệm máu: Đà điểu sau khi tiêm phòng văcxin, hàm lượng kháng thể khi làm phản ứng HI có kết qủa 4 log2 – 10 log2 là đà điểu khỏe mạnh. Nếu hàm lượng kháng thể Newcastle cao > 11 log2 là đà điểu đã mắc bệnh, nguyên nhân có thể do mắc bệnh nhiễm vi rút Newcastle.

1.2. Cũng như tất cả các bệnh khác ”Phòng bệnh hơn chữa bệnh”Phòng bệnh Đồng thời với thực hiện tốt vệ sinh thú y trong  khu vực chăn nuôi, cần phải tiêm hoặc cho uống tùy loại phòng văcxin để chủ động tăng cường miễn dịch với bệnh Newcastle cho đà điểu.

Tiêm vắc xin H1

Tiêm vắc xin H1

– Văcxin phòng bệnh Newcastle:

Đà điểu từ 5 – 46 ngày tuổi,  chúng ta dùng văcxin Lasota.

Đà điểu > 65 ngày tuổi dùng văcxin H1.

– Cách phòng tránh: Thông thường một liều văcxin chúng ta pha vừa đủ 0,2 ml.

+ Đối với đà điểu sơ sinh đến 1 tháng tuổi: Phòng 2 lần trên 1 đợt bằng văcxin Lasota (Lần 1 vào thời điểm 7 ngày tuổi; lần 2 vào thời điểm 21 ngày tuổi).

+ Còn với đà điểu > 1,5 tháng tuổi: Sau khi uống Lasota 2 lần (như trên) để tạo miễn dịch tốt hơn đối với bệnh Newcastle cho đà điểu, chúng ta tiêm văcxin H1 cho đà điểu vào 45 ngày tuổi. Tiếp theo, tiêm nhắc lại (sau 6 – 10 tháng đối với đà điểu con non; sau 11 tháng đối với đà điểu sinh sản). Vị trí tiêm văcxin tốt nhất là tiêm phần dưới da phía trong của cánh (vùng da mà góc gấp của 2 xương cánh tạo nên).

1.3. Xử lý khi đà điểu mắc bệnh Do chưa có thuốc điều trị, cho nên phòng là chính. Nếu đàn đà điểu không may xảy ra nhiễm bệnh một vài con, cần thực hiện cách ly tốt những con bệnh ra khỏi đàn. Tiêm văcxin H1 (nhược độc) với những đà điểu chưa có triệu chứng. Đồng thời thực hiện biện pháp xử lý theo quy định của thú y.

Mọi thông tin về đà điểu xin liên hệ trực tiếp.

Rate this post