Các kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp đơn giản mà hiệu quả

Tại Việt Nam chúng ta hiện đang sở hữu 3 giống bồ câu Pháp (VN1) nhập vào Việt nam năm 1996 và dòng chim Mimas (VN2) và Titan (VN3).

Cách bạn cũng có thể tham khảo thêm về kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tại đây

Kiến thức cơ bản trong kỹ thuật nuôi bồ câu

Cả 3 giống đều cho sản lượng, và tỉ lệ sống cao, hiệu quả chăn nuôi tốt. Hiện nay nhiều trang trại và gia trại đã lấy chim bồ câu pháp làm hướng đi chính của trang trại và đã có rất nhiều trang trại đã bước đầu thành công. Tuy nhiên để nuôi giống chim bồ câu pháp này ngoài những kiến thức cơ bản các bạn cần chú ý thêm những kiến thức khoa học để nghề chăn nuôi trở nên bền vững và cho giá trị cao trong việc chăn nuôi.

  1. Chúng ta nên chọn giống chim bồ câu:

Trong ngành chăn nuôi việc lựa chọn giống tăng trưởng sản xuất, hiệu quả kinh tế cao thì Chim bồ câu Pháp cũng không phải ngoại lệ. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yếu tố và yêu cầu: Khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật bẩm sinh.

Chim bồ câu pháp là loài đơn phối, khi nuôi ta chọn chim từ 5 – 6 tháng tuổi. Chúng ta có thể phân biệt dễ dàng con trống và con mái dựa trên ngoại hình: Con trống trọng lượng lớn hơn, đầu thô hơn, Gù con mái khi đến tuổi thành thục, khoảng cách của 2 xương chậu hẹp. Con mái có trọng lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, 2 xương chậu rộng.

 

Chim bồ câu Pháp

    Chim bồ câu Pháp

 

2. Chuồng nuôi và một số thiết bị nuôi 

2.1. Chuồng nuôi

Chuồng nuôi chim bồ câu pháp phải có cường độ ánh sáng và ánh sáng trực tiếp không quá 6 tiếng, cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh gió lùa, mưa, tránh được mèo chuột và chó. Chim ấp có tính hoảng sợ nên cần tránh sự ầm ĩ. Chuồng nuôi chim cũng được chia làm hai loại: Quần thể và nuôi cá thể.

Chuồng nuôi cá thể ( Chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở lên):

  • Chim bồ câu pháp cũng giống chim bồ câu ta thường đi theo cặp, mỗi cặp cần có chuồng riêng, chúng ta có thể làm bằng sắt, gỗ,tre….
  • Mỗi chuồng là một đởn vị sản xuất, trong đó được đặt các ô đẻ, máng ăn, uống. Mỗi ô đẻ có kích thước cao 60cm, dài 70cm, rộng 50cm.

Chuồng nuôi quần thể nuôi sau sinh sản từ 2- 6 tháng tuổi

Kích thước 1 chuồng: Chiều dài 6m, rộng 4m, cao 5,5m . Máng ăn máng uống được thiết kế riêng biệt

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt chim ra ràng từ 25 – 30 ngày tuổi

loại này nuôi giống chuồng nuôi cá thể, chúng ta không để máng ăn máng uống mà chúng ta phải nhồi thức ăn cho chúng. Chuồng nuôi thoáng mát tránh ánh sáng trực tiếp.

Chim bồ câu Pháp

Chim bồ câu Pháp

2.2Thiết kế ổ đẻ cho chim 

Ổ dùng cho chim đẻ trứng, và âp trứng và nuôi con. Do trong quá trình nuôi con non nhưng chim mái đã sinh nở trở lại cùng thời kỳ, nên ta cần bố trí 2 ổ đẻ, một ổ là để đẻ ấp trứng đặt ở trên.

Ổ dùng để chim đẻ, ấp trứng và nuôi con. Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu mái đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ đẻ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. Ổ có thể làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên. Kích thước của ổ: đường kính 25-30 cm; chiều cao 7-8 cm.

2.3. Máng ăn, uống

Đây là những máng cung cấp thức ăn cho chim hàng ngày, những máng ăn này nên đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy, dễ mổ thức ăn, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi (do chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao). Tuỳ theo điều kiện có thể dùng máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài 15 cm; chiều  rộng 5 cm; chiều sâu 7-10 cm.

Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: đường kính 5-6 cm; chiều cao 8-10 cm.

Ngoài ra, chim Bồ câu được nuôi nhốt theo phương pháp công nghiệp nên chúng rất cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại.

3. Mật độ nuôi chim

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2).

4. Chế độ chiếu sáng

Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt ở trong thời kỳ ấp trứng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

5. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim

Nhu cầu về dinh dưỡng của chim bồ câu tuỳ theo giai đoạn phát triển của chim. Chim bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, do đó phải thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do theo nhu cầu.

Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa nhiều chất khoáng và vitamin. Riêng đỗ tương phải được rang trước khi cho chim ăn.

Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,… trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,  giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng) gồm: Khoáng Premix 85%; NaCl (muối ăn) 5%; sỏi 10%, cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 70-75%.

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày.

Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 – 90 ml nước/ngày.

Cho chim ăn 2 lần trong ngày: buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h 

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về kỹ thuật nuôi đà điểu, đà điểu giống, đà điểu thương phẩm. Chúng tôi thu mua tất cả các sản phẩm từ đà điểu,chim bồ câu

Mọi thông tin liên lạc xin liên hệ trực tiếp:

Hotline: Mr Kiều – 0916.540.198

 

Rate this post