Ở nước ta chăn nuôi đà điểu được khởi đầu từ Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thuộc viện chăn nuôi. Trang trại đà điểu Trung Kiên – Công ty TNHH Xây lắp và thương mại Trung Kiên là một trong những đơn vị tiên phong trong nuôi đà điểu tại Hải Dương. Trang trại với diện tích 6282 m2 hệ thống chuồng trại , 1 ha trồng cỏ và rau muống thuộc địa phận xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đà điểu tại trang trại Trung Kiên có nguồn gốc từ châu Phi. Chúng là một loài chim chạy có tên khoa học là ( Strut lei o Cameluc ). Quan sát từ phía trên xuống dưới ta thấy chúng có những đặc trưng điển hình ở một số bộ phận trên cơ thể. Cổ cao, thân to, chân dài có thể chạy nhanh đạt vận tốc từ 65 đến 70 km/ giờ ( khoảng 40 dặm). Đà điểu châu Phi được xem là loài chim cổ đại còn sống lớn nhất và được thuần dưỡng trên khắp thế giới.
Mục lục:
1. Mô tả:
Được mệnh danh là lòa loài chim chạy lớn nhất thế giới nên trọng lượng cơ thể của chúng con trống trưởng thành nặng đến 155 kg, con mái nặng đến 130 kg. Ở giai đoạn trưởng thành này ngoài trọng lượng ra ta có thể dễ dàng phân biệt được giới tính của của chúng thông qua mầu sắc ở mỏ, bộ lông và chân. Đà điểu trống có mỏ mầu đỏ hồng, bộ lông chủ yếu mầu đen xen lẫn vài điểm trắng ở cánh và đuôi, đôi cẳng chân phía đằng trước cũng có mầu sắc đỏ hồng giống chiếc mỏ trên đầu.
Đà điểu mái hoặc con non thì có mầu sắc giống nhau, toàn thân kể cả bộ lông luôn mang mầu sám nâu nhạt điểm vài đốm trắng. Đôi cánh của đà điểu không thể bay được như các loài chim khác vì trong quá trình tiến hóa nó đã bị thoái hóa, đôi cánh bị nhỏ đi không còn tương xứng với các bộ phận khác trên cơ thể to lớn nữa. Cơ ngực lại không phát triển lắm, đuôi nhỏ và kém linh hoạt cộng thêm đôi chân quá dài do đó chúng không thích hợp với việc bay lượn. Tuy không thể bay được nhưng cánh của chúng có tác dụng giữ thăng bằng cho cơ thể. Con trống còn thường dùng đôi cánh nhỏ của mình để múa gọi và hấp dẫn bạn tình. Hoặc thể hiện sự thân thiện đối với sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Đặc biệt đôi cánh ấy còn có vai trò che chở, bảo vệ cho việc ấp trứng và đàn con của chúng ( theo bản năng tự nhiên ). Lông của chúng mềm hơn rất nhiều so với các loài chim khác, kích thước từng loại lông trên cơ thể rất bằng nhau.
Đà điểu châu Phi có cái đầu hơi nhỏ, tinh nhanh, chiếc mỏ dài vừa, hiền lành ( giống mỏ vịt). Đôi mắt to, cặp lông mi dài rậm mầu đen toát lên sự thân thiện, bao dung một cách rất tự nhiên . Cổ của chúng dài, cao, thoạt nhìn sẽ cho ta cảm giác thiếu an toàn, điều này như thể để bù đắp lại cho sự hiền lành, chất phác toát ra từ cái đầu của chúng.
Nhưng cũng là để tạo sự cân bằng cho cơ thể vì chúng sở hữu một cái thân to và một đôi chân dài. Cái cổ dài và đôi chân dài này như ba thanh trục đỡ phần thân to lớn phối hợp với đôi cánh để tạo ra sự cân đối hợp lí cho mọi hoạt động của giống chim chạy khổng lồ này. Chân của đà điểu rất khỏe, không có lông, được bao bọc bởi một lớp vảy sừng, bàn chân chỉ có 2 ngón với một ngón lớn có móng. Đây là điểm độc đáo giúp cho khả năng chạy nhanh của đà điểu. Trọng lượng, kích thước của đà điểu châu Phi được tăng dần theo thời gian và độ tuổi. Trong năm đầu tiên, đà điểu con tăng khoảng 20 đến 25 cm mỗi tháng. Khi đến một năm tuổi chúng đạt được trọng lượng khoảng 100 -110 kg. Ở độ tuôi trưởng thành ( 2- 4 năm) con trống cao khoảng 1,8 – 2.5 m; con mái từ 1,7 – 2,0 m.
2. Hành vi thói quen:
Trong tự nhiên đà điểu châu Phi sống theo từng nhóm từ 5 đến 50 con, du cư theo các loài thú ăn cỏ khác như ngựa vằn hay linh dương. Chúng ăn chủ yếu là cây cỏ, các loại hạt… thậm chí ăn cả những loại côn trùng nhỏ như dế mèn, cào cào, châu chấu… Vì không có răng nên chúng phải ăn cả cát sỏi để giúp cho việc nghiền thức ăn trong mề. Đà điểu rất thích tắm nước tuy nhiên chúng lại có thể nhịn nước trong cả một thời gian dài vì chúng có khả năng dựa vào độ ẩm có trong thức ăn để duy trì, đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đà điểu có khả năng nhìn rất tinh, nghe rất thính. Ưu thế vượt trội này giúp chúng phát hiện được những âm thanh, tiếng ồn hoặc mối nguy hiểm từ khoảng cách rất xa.
Trong tự nhiên là vậy, nhưng khi đà điểu châu Phi đã được chúng ta nuôi dưỡng, thuần hóa trong môi trường chuồng trại thì các hành vi thói quen của chúng cũng được thay đổi cơ bản. Chúng được ăn uống theo giờ giấc. Buổi sáng ăn từ 8 giờ, buổi chiều ăn từ 14 giờ. Lượng thức ăn được khẩu phần hóa theo khối lượng và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho từng con và từng độ tuổi khác nhau.
Chúng được ăn những loại rau cỏ giàu chất dinh dưỡng và lượng thức ăn tinh bột có nguồn gốc tự nhiên và chúng vẫn phải ăn cát hoặc bột đá. Chúng ăn uống, chơi nghỉ, nghe nhạc… theo lịch sinh hoạt. Tất nhiên sự điều chỉnh thay đổi hành vi thói quen phải dựa trên cơ sở bản năng đặc trưng tự nhiên của chúng. Về cơ bản thói quen, hành vi của đà điểu rất hiền lành, thuần phác, không hung dữ nguy hiểm, không phức tạp khó hiểu. Chỉ cần hiểu biết và thân thiện với chúng thì chúng cũng sẽ hiểu biết và thân thiện với chúng ta.
3. Sinh sản:
Đà điểu châu Phi trưởng thành hoàn toàn ỏ độ tuôi từ 2 năm tuổi trở lên. Con mái sinh sản nhanh hơn con trống từ 5 đến 7 tháng. Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 8 năm sau. Tùy thuộc vùng địa lí cũng như chế độ chăm sóc của con người mà mùa sinh sản có sự khác nhau. Khi chúng ta nghe thấy những tiếng rít phát ra âm thanh lớn từ con trống đó là dấu hiệu mùa sinh sản đã đến.
Lúc này đà điểu trống để khẳng định bản lĩnh phái mạnh của mình, chúng tỏ ra đề phòng, khó tính thậm chí có đôi chút hung dữ, mục đích là xua đuổi những ai muốn xâm chiếm lãnh thổ hoặc muốn đến gần những người bạn đời chân dài của chúng. Những con đà điểu mái thì hiền lành, hấp dẫn ngoan ngoãn thực hiện công viêc đẻ trứng của mình. Chúng đẻ trứng trong một hố cát do chúng tự đào bới sâu từ 20 đên 40 cm.
Trong suốt mùa sinh sản đà điểu mái đẻ cho chúng ta khoảng 45 đến 60 quả trứng. Trứng có mầu trắng nhạt và bóng láng, mỗi quả nặng 1,2 – 1,6 kg; chiều dài khoảng 15cm; chiều rộng 13 cm trở lên. Thu trứng, bảo quản trứng, ấp nở trứng để cho ra những đàn đà điểu con khỏe mạnh là quá trình đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉ mỉ, thận trọng, không được sai xót kỹ thuật. Quá trình ấy sẽ cho chúng ta từng lứa đà điều con khỏe mạnh, hiếu động, vô cùng đáng yêu. Đà điểu con nở ra và được chăm sóc đặc biệt theo chế độ đặc thù của kỹ thuật chăn nuôi đà điểu.
Từ khi đạt được từ 3 tháng tuổi trở lên đà điểu con lớn rất nhanh và hầu như vô bệnh. Đây cũng là ưu thế nữa của đà điểu, vì ưu thế này sẽ không có ở vật nuôi khác. Chúng chỉ có thể bị chết do khi bị thương ( gãy chân, gãy cánh…). Những rủi do này thường do người chăn nuôi tạo nên do chưa có kỹ thuật chuồng trại đúng tiêu chuẩn… Tuổi thọ của đà điểu châu Phi kéo dài đến 60 năm, có thể đến 70 năm.
4/ Đà điểu châu Phi và ý nghĩa của nó:
Trước đây đà điểu bị săn bắt, được nuôi để khai thác lấy lông, vì lông của của chúng là vật trang trí cho trang phục như mũ, áo cho những người phụ nữ quyền quí. Da đà điểu là nguyên liệu rất có giá trị dùng làm các vật dụng thời trang… Vì thế chúng bị săn bắt rất nhiều ở thế kỷ XVIII, việc này dẫn đến đà điểu trong tự nhiên gần như bị tuyệt chủng. Đến thế kỷ XIX đà điểu bắt đầu được chăn nuôi tại các trang trại để phục vụ cho mục đích thương mại. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1918) thị trường lông đà điểu rơi vào khủng hoảng và đến những thập niên 1970 mới phục hồi.
Ngày nay đà điểu được nuôi khắp thế giới, ngay cả những nước có vùng không khí lạnh như Balan, Na Uy, Thụy Điển…cũng nuôi được. Có gần 60 quốc gia trên thế giới nuôi loài chim chạy này nhưng phần lớn là ở Nam Phi. Trên thế giới nói chung, Việt Nam ta nói riêng hoạt động chăn nuôi trang trại đà điểu đem lại giá trị kinh tế rất lớn. Thịt đà điểu có hàm lượng dinh dưỡng tương đương với thịt bò nạc. Căn cứ vào cuộc khảo sát của Bộ nông nghiệp, Bộ thủy sản và Bộ lương thực, thực phẩm Mỹ thực hiện: Người ta ước tính mức tiêu thụ thịt đà điểu ở thị trường toàn châu Âu là 8881 tấn/ năm. Thị trường Mỹ là 15.000 tấn/ năm. Thị trường Viễn Đông là 1661 tấn/ năm. Thị trường Cận Đông là 285 tấn/ năm.
Các sản phẩm có giá trị ẩm thực khác từ đà điểu như: ( Giò đà điểu, nội tạng, trứng…) đều là những món ăn khoái khẩu, bổ dưỡng cho chúng ta.
Da dùng làm nguyên liệu cao cấp để sản xuất các vật dụng thời trang thiết yếu có giá trị cao như: cặp, túi sách, ví, dây lưng, dày, dép… Lông của chúng dùng làm nguyên liệu sản xuất mũ áo thượng hạng.
Đà điểu còn dùng làm vật nuôi triển lãm, phục vụ cho những dịch dịch vụ thăm quan du lịch, dã ngoại thực hành, xiếc đà diểu, cưỡi đà điểu, đua đà điểu…
Đà điểu còn dùng làm vật nuôi triển lãm, phục vụ cho những dịch dịch vụ thăm quan du lịch, dã ngoại thực hành, xiếc đà diểu, cưỡi đà điểu, đua đà điểu…
Ngoài những giá trị ý nghĩa nói trên, loại vật nuôi này đối với con người chúng ta con thể hiện ở sự tương tác, giao hòa giữa con người với tự nhiên. Sự nhân văn trong triết lí sinh tồn của con người trong tự nhiên… Với ý niệm trên cùng với phương châm, chiến lược rõ ràng, tiêu chí, lộ trình cụ thể Trang trại đà điểu Trung Kiên đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội một cách tốt hơn, bền vững hơn…!