Đảm bảo yêu cầu về chuồng trại cho Đà Điểu phát triển
Đà điểu Châu phi là giống chim lớn nhất thế giới.Đây là loài có sức kháng thể tôt nhất trong giới vật nuôi cảnh, thương phẩm tại Việt nam được Vietgahp công bố theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu đà điểu và gia cầm.
Từ sơ sinh tới 12 tháng đà điểu là loại sử dụng hàm lượng kháng sinh thấp nhất so với lơn, gà, trâu, bò. Khi tới tuổi trưởng thành, thành thục từ 18 tháng tới 24 tháng con mái đạt khối lượng 90 đến 100kg, con trống đạt khối lượng từ 130 – 160 kg.
Trang trại đà điểu Việt nam là trang trại tiên phong chăn nuôi đà điểu theo tiêu chuẩn Vietgahp trong lĩnh vực cung ứng con giống, đà điểu cảnh, đà điểu thương phẩm và tất cả các loại sản phẩm từ đà điểu như: Da cao cấp, da tươi, Lông đà điểu cao cấp, trứng thương phẩm, trứng giống.
- Phương pháp chăn nuôi và chăm sóc phòng bệnh đà điểu sơ sinh từ 0 đến 14 ngày tuổi.
- Trứng đà điểu sau khi được lựa chọn theo hình dạng kích thước, trọng lượng được khử trùng.
- Tiếp theo trứng đà điểu được ấp trong điều kiện tiêu chuẩn sau 39 ngày tuổi. Trứng đà điểu được chuyển sang phòng ấp
- Đà điểu con nở tại phòng nở được các kỹ thuật viên đánh số.( Việc đánh số cho đà điểu con được căn cứ theo bảng theo dõi trứng, phục vụ cho công tác phòng bệnh mà đà điểu mẹ chuyền cho đà điểu con, và tránh bị cận huyết)
- Đà điểu con được phòng bệnh nhiễm trùng rốn bằng cồn iot với liều lượng 1 ml trên 1 con
- Tiếp theo các kỹ thuật viên kiểm tra loãn hoàn của đà điểu con đã tiêu và thon ngọn. Khi đà điểu con thon ngọn chúng được chuyển xuống nhà úm.
A. Chuồng nuôi úm:
- Cũi đà điểu sơ sinh được làm với kích thước 2m x 2m x 0.8m(quây xung quanh 0.4m + chân cũi 0.4m)
- Sàn cũi nuôi đà điểu con được lót phẳng nhưng phải thông thoáng và được trải thảm nhằm tránh lạnh bụng, lạnh bụng làm cho đà điểu bị đau bụng và đi ngoài.
- Quan trọng nhất trong nhà úm là bạn luôn phải đảm bảo nhiệt độ 35-36 độ c và độ ẩm 18 đến 20 %
- Trong một tuần đầu đà điểu con hầu như không ăn, uống
B. Phòng bệnh đà điểu con từ 0 – đến 14 ngày tuổi
- Sau khi chuyển đà điểu con từ nhà ấp xuống nhà úm bạn cần phải bổ xung thêm Gluco . GK vào khẩu phần ăn với hàm lượng 30 gram/ 5kg cỏ. Với mục đích chống street, tăng cường sức đề kháng
- Phòng bệnh cho đà điểu con từ 3 – 5 ngày tuổi bằng dung dịch Larutan. Hàm lượng 3 giọt / con
- Kiểm tra chân đà điểu non có bị con vẹo, xoạc chân. Nếu có dấu hiệu trên thì bạn cần bó chân và nẹp chân cho chúng
C. Chế độ dinh dưỡng:
- Nhu cầu dinh dưỡng của đà điêu con cần 19 đến 21 gram protein/ ngày/ con
- Dùng rau xanh mềm và cám cao đạm với tỉ lệ 1/1 cho ăn tự do ngày 6 lần
2. Chăn nuôi và chăm sóc đà điểu con từ 14 ngày đến 30 ngày tuổi
A. Nhà nuôi úm
- Sau khi đà điểu được 14 ngày tuổi chúng ta tiếp tục chuyển đà điểu con sang nhà úm
- Nhà úm ( Nhà úm có nơi trú ẩn của đà điểu con kín gió nhưng phải thoáng khí diện tích khoảng 20 m2, Sân chơi phải có bóng mát diện tích khoảng 120m2)
- Mật độ 2m2 trên con đà điểu
- Máng ăn, máng uống nên cố định
B. Phòng bệnh cho đà điểu tư 4 – 30 ngày tuổi
- Đà điểu 21 ngày tuổi cần bổ xung 1 mũi Lasota ND liều lượng 1ml/10kg thể trọng.
C. Chế độ dinh dưỡng
- Giai đoạn này đà điểu cần 21- 23 gram protein/con/ngày
- Thức ăn chủ yếu là rau mềm thái nhỏ và cám cao đạm, với tỉ lệ 1/1 cho ăn tự do ngày 3- 4 lần
- Đà điểu con giai đoạn này thường ít khi chết bởi bệnh tật mà chết do chạy nhẩy ngã vào máng nước.
- Với tất cả biện pháp và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu như trên chúng ta có thể phân loại được đà điểu thịt, đà điểu thương phẩm hay đà điểu giống
Để hiểu dõ hơn về con giống đà điểu, đà điểu thương phẩm , nên chọn giống nào để nuôi thương phẩm,? Dòng nào cho sản lượng trứng tốt nhất .Xin liên hệ tới bộ phận kỹ thuật của Trang trại đà điểu Việt nam.